Nguyên nhân nổi mụn nước ở chân và cách điều trị triệt để

Nổi mụn nước ở chân gây ra nhiều khó chịu, ngứa ngáy và bất tiện. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này và có cách nào điều trị hiệu quả hay không?

Mụn nước ở chân là tình trạng chân nổi lên các cục nước nhỏ li ti. Các cục nước này thường gây ngứa ngáy, đau rát khi vỡ ra. Mụn nước có thể không nguy hiểm nhưng lại gây ra rất nhiều khó chịu. Đây là tình trạng rất nhiều người gặp phải.

Nguyên nhân gây ra mụn nước ở chân

Nổi mụn nước ở chân thực chất là môt phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các tổn thương hoặc nhiễm trung trên chân.

Các nguyên nhân gây ra mụn nước ở chân có thể kể tới:

Do cọ xát

Bàn chân thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với giày, tất, các bề mặt gồ ghề (thảm trải sàn, đất đá…). Sự tiếp xúc này có thể gây nên tình trạng bị kích ứng, sưng đỏ. Vết sưng đỏ này nếu không điều trị kịp thời, nặng hơn có thể khiến da bị phồng rộp, tấy đỏ và bị nứt da. Theo cơ chế tự bảo vệ, các tế bào bạch cầu của cơ thể sẽ được tập hợp để lấp đầy và thực hiện nhiệm vụ kháng khuẩn, bảo vệ các mô bên dưới. Và đây chính là nguyên nhân hình thành mụn nước ở chân.

mụn nước ở chân

Viêm da tiếp xúc

Tùy theo tình trạng sức khỏe và sức đề kháng của mỗi người mà mức độ viêm da tiếp xúc cũng sẽ khác nhau. Khi bị viêm da tiếp xúc, da bạn sẽ mẩn đỏ, ngứa ngáy và phồng rộp. Mọc mụn nước ở chân cũng sẽ xuất hiện khi da tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc bị phơi nhiễm lâu ngày.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số thứ sau dễ gây ra viêm da tiếp xúc như: nọc côn trùng (nọc kiến ba khoang, bọc bọ cạp…), hóa chất (có trong chất tẩy rửa, sữa tắm, dung môi hóa học), Sunfat, Coban, Niken, phấn hoa…

Bỏng (phỏng) da

Có 2 loại bỏng da thường mắc phải đó là bỏng nóng và bỏng lạnh.Bỏng là hiện tượng khi da tiếp xúc với nguồn nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Bỏng thường gây đau rát, rộp đỏ và nổi các mảng mụn nước.

Khi da bị bỏng cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách lớp da phía ngoài cùng sẽ phồng rộp lên để bảo vệ các lớp mô bên dưới khỏi sự tác động của nguồn nhiệt cao. Thông thường, sau 1-2 ngày, các nốt mụn nước bắt đầu xuất hiện, còn đối với các vết bỏng nặng thì mụn nước có thể xuất hiện ngay lập tức.

Bỏng da là một nguyên nhân khiến nổi mụn nước ở chân
Bỏng da là một nguyên nhân khiến nổi mụn nước ở chân

Khác với bỏng do nhiệt độ cao, bỏng lạnh cũng gây ra khá nhiều tác hai nguy hiểm cho cơ thể. Nguồn nhiêt độ quá lạnh có thể gây tê cứng, đóng băng thậm chí là giết chết các tế bào trong da. Bỏng lạnh thường xuất hiện ngay lập tức khi da tiếp xúc với nguồn nhiệt có nhiệt độ cực thấp, các nốt mụn nước li ti cũng bắt đầu hình thành nhanh chóng.

Các bệnh lý về da

Như chúng ta đã biết, bất cứ khi nào da bị tổn thương cũng có thể trở nên phồng rộp. Hiện tượng phồng rộp và có mụn nước trên da có thể diễn ra ở mọi vùng trên cơ thể và tình trạng mụn nước ở chân cũng có thể là do bệnh lý về da gây nên. Thông thường, các bệnh lý về da thường gặp gây nên tình trạng mụn nước ở chân như: Chàm, tổ đỉa, nấm á sừng…

Mặt khác, khi da bị suy giảm chức năng miễn dịch, hay người mắc bệnh tiểu đường, có những tổn thương ở hệ thần kinh, cũng có khả năng gây ra tình trạng mất cảm giác ở bàn chân và hình thành nên mụn nước ở chân. Những người bị thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ bị mụn nước ở chân cao hơn bình thường do bàn chân phải chịu áp lực lớn lâu ngày.

Cách điều trị mụn nước ở chân hiệu quả

Nếu mụn nước ở chân chỉ ở dạng bình thường, nghĩa là phần da rộp lên và bên trong có dịch lỏng, có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường, không có sự bất thường, bạn có thể điều trị tại nhà,

Tuy nhiên, nếu mụn nước ở chân có các dấu hiệu sau đây, bạn nên tới gặp bác sĩ để được khám và tư vấn:

Cách trị mụn ở nước ở chân bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà
Cách trị mụn ở nước ở chân bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà

– Có khả năng bị nhiễm trùng: Dịch mụn nước chứa mủ màu vàng hoặc xanh mà không phải dịch trắng tron như bình thường.

ảnh 3-cần tìm hiểu nguyên nhân trước khi điều trị

– Vết mụn nước ở chân gây cảm giác rất đau và bỏng rát khi chạm vào.

– Mụn nước ở chân ngày càng lan rộng và tái đi tái lại.

Nếu nốt mụn nước ở chân của bạn không có các dấu hiệu như trên, bạn có thể tham khảo các biện pháp điều trị mụn nước ở chân hiệu quả tại nhà như sau:

– Sử dụng bang gạc sạch được sát trùng để băng vùng da bị tổn thương. Điều này giúp giảm sự cọ xát do tiếp xúc giữa chân với giày, tất, dép…Miếng băng gạc chỉ nên che đầy vừa đủ trên vùng da bị tổn thương, bởi bịt kín sẽ khiến tình trạng mụn nước ở trên trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Giữ vệ sinh vùng mụn nước ở chân luôn sạch sẽ, khô thoáng, không bị dính bụi bẩn, không dùng tay bóc/ cạy vùng da ở phía ngoài ra. Nếu vết mụn nước ở chân bị vỡ, bạn nên sát khuẩn bằng dung dịch muối loãng, thuốc sát trùng và lau sạch bằng băng gạc sạch.

Nếu vết mụn nước ở chân gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, bạn có thể dùng khăn dày bọc đá lạnh và chườm lên da sẽ giúp da đỡ sưng phồng. Kê cao chân bằng ghế giúp giảm lượng máu dồn xuống chân, từ đó hạn chế tình trạng sưng viêm, tấy đỏ.

Sát khuẩn mụn nước ở chân hang ngày bằng nước muối và thoa thuốc mỡ, thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc thuốc kháng khuẩn lên vùng da cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc bôi trên da.

Giấm táo hoặc Hydro peroxide có thể được sử dụng nhằm mục đích làm sạch vùng da bị mụn nước ở chân, giúp giảm viêm và giảm đau hiệu quả. Thực hiện cách này chỉ sau vài ngày vết mụn nước ở chân sẽ có hiện tượng khô bề mặt và bong tróc lớp da chết, bạn có thể sử dụng kéo y tế để nhẹ nhàng cắt bỏ chúng đi.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và điều trị triệt để mụn nước ở chân, bạn nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn trước khi quyết định thực hiện bất cứ biện pháp điều trị nào.



You might like

About the Author: Dưỡng Da Mặt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *