Kỹ thuật thông gió nhà yến phổ biến hiện nay

Để tạo ra một nhà yến thành công đem lại hiệu quả cũng như năng suất cao có rất nhiều yếu tố quyết định trong việc xây dựng. Và thiết kế được lỗ thông gió giúp điều hòa nhiệt độ và không khí trong nhà yến là việc làm quyết định sự thành công hay thất bại của nhà yến đó. Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn đọc kỹ thuật thông gió nhà yến phổ biến hiện nay. Cùng Bảo Quyên khám phá nhé!

Kỹ thuật thông gió nhà yến phổ biến hiện nay

Theo các chuyên gia chuyên về xây dựng nhà yến cho hay lỗ thông gió được thiết kế để đón gió thông qua các kẽ hở của tường và có 2 loại là lỗ thông gió trực tiếp và gián tiếp:

Lỗ thông gió trực tiếp

Đây là cách được các chuyên gia xây dựng nhà yến ưa chuộng vì có hiệu quả cao trong việc lấy gió và cách thi công cũng dễ dàng hơn. 

Quy cách xây: Bạn nên xây tường 20cm, chính giữa hai khe gạch cho thêm một lớp xốp (nếu có điều kiện) sẽ giúp cách nhiệt, cách âm cực kỳ tốt, hạn chế tối đa sự biến động về môi trường bên trong nhà nuôi yến. Sử dụng ống nhựa PVC 90 để lấy gió trực tiếp.

Lấy gió gián tiếp

Việc thi công cách này khá phức tạp, nếu bạn không che chắn thật kỹ giữa các khe gạch thì sẽ tạo môi trường cho thiên địch sinh sống và phát triển. Vì thế rất ít người lựa chọn phương pháp này. 

Quy cách xây: Xây tường 20, giữa hai hàng gạch nên chừa khe hở để lấy gió hoặc sử dụng lỗ thông gió được làm bằng gạch bánh ú để ở lớp ngoài. Lớp bên trong sử dụng ống nhựa PVC 90 để đặt vào.

  • Lưu ý: Cả hai phương pháp này bạn đều cần trang bị thêm các tấm lưới inox 304 bên trong lỗ gạch, ống nhựa để phòng ngừa thiên địch.
Kỹ thuật thông gió nhà nuôi yến
Kỹ thuật thông gió nhà nuôi yến

Những yếu tố cần lưu ý khi thông gió nhà yến

Có rất nhiều yếu tố giúp lôi cuốn chim yến trú ngụ tại nhà yến của bạn. Trong đó việc thông gió cho nhà yến thì rất quan trọng, vì thế khi xây dựng nhà nuôi yến bạn cần chú ý đến những yếu tố sau:

Đặt lỗ thông gió nhà yến

Đặt lỗ thông gió nhà yến sẽ giúp không khí được lưu thông, tăng cường khí oxy giúp không khí trong sạch hơn và giảm thoát khí thừa, khí CO2 ra bên ngoài. Khi thi công bạn cần đảm bảo nguyên tắc của lỗ thông gió: 

  • Lỗ thông gió cách vị trí giàn gỗ nơi chim yến làm tổ phải đạt khoảng cách từ 50 đến 80 cm.
  • Lỗ thông gió cách vị trí mặt sàn nhà khoảng 50 cm.

Ngoài ra, đối với tầng trệt bạn nên bố trí hai hàng thông gió, những tầng phía trên thì chỉ cần một hàng. Đây là cách được nhiều đơn vị thi công nhà yến chuyên dùng, giúp tạo được một môi trường nhà yến thông thoáng, mát mẻ.

Bố trí lỗ thông hơi nhà yến

Bố trí lỗ thông hơi nhà yến sẽ giúp tốc độ không khí đồng đều hơn, tạo ra những sự xáo trộn cần thiết cho không gian phòng. Giúp không khí được trao đổi đều, thay đổi nguồn không khí ô nhiễm do khí thải của phân chim yến, độ ẩm, nhiệt độ bằng những luồng không khí từ môi trường bên ngoài. Bạn có thể sử dụng ống nhựa PVC 90, 114… gạch bánh ú, khuôn bông… Nên chú ý đặt thêm những loại nắp chuyên dụng dùng để che chắn lỗ thông hơi, sẽ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của những loài thiên địch gây hại cho chim yến.

Đối lưu không khí trong nhà yến

Đây cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng mà người nuôi nên chú ý. Sẽ giúp tăng lượng oxy, dễ dàng cho việc điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ trong nhà nuôi yến. 

Có 3 phương án thường được các đơn vị thi công nhà yến thường áp dụng hiện nay:

Đối với những nơi ít gió, mức nhiệt trung bình trên năm ở mức cao, thì nên lựa chọn phương án này. Sử dụng gạch và bê tông để xây, đảm bảo tiết diện là 0,2 x 0,8 m; Xây gạch ba mặt bên để làm tường ngăn ánh sáng và mặt trên sử dụng tấm đan bê tông để che. 

Hệ thống này sẽ được chia làm 2 dãy:

  • Một dãy cách mặt sàn khoảng 1m
  • Một dãy cách trần khoảng 0,5m

Khoảng cách đạt tiêu chuẩn giữa các lỗ là 4m

  • Ưu điểm: Tiết diện đón gió rất lớn
  • Nhược điểm: Khó thi công, tốn kém nhiều vật liệu

Phương án này được áp dụng ở những nơi có nhiều gió, mức nhiệt trung bình trên năm ở mức thấp. Được sử dụng ống nhựa PVC 114 mm.

Hệ thống này có hai dãy ống được bố trí song song:

  • Một dãy cách mặt sàn khoảng 1m
  • Một dãy cách trần khoảng 0,5m

Khoảng cách đạt tiêu chuẩn giữa hai ống kề nhau là 2m.

  • Ưu điểm: Tiết kiệm kinh phí, việc thi công dễ dàng
  • Nhược điểm: Diện tích lấy gió bị giảm đáng kể, gặp gió mạnh sẽ tạo ra những tiếng hú gió.

Đối với những nơi có mức biên độ nhiệt dao động trong ngày lớn, lượng gió thay đổi theo mùa thì áp dụng cách này. Cách thiết kế tương tự như phương án đầu tiên, nhưng kết hợp thêm cửa lùa ở mặt bên ngoài để có thể điều chỉnh được tiết diện lấy gió phù hợp với điều kiện khí hậu. 

  • Ưu điểm: Những nhược điểm của hai phương án được kể trên sẽ được khắc phục đáng kể.
  • Nhược điểm: Giá thành thi công lắp đặt khá cao.

Tốc độ lưu thông gió trong nhà nuôi yến

“ Tốc độ lưu thông gió trong nhà nuôi yến” là yếu tố chưa thật sự được nhiều chủ hộ nuôi để ý đến và rất dễ bị bỏ qua. 2 – 3 tháng đầu tiên là quảng thời gian mà chim yến thăm dò nhà yến của bạn, nếu đảm bảo được yếu tố này chim yến sẽ quyết định chọn nhà yến của bạn là nơi cư trú lâu dài. Đối với một nhà yến đạt tiêu chuẩn, thì tốc độ luân chuyển không khí cần phải đạt mức từ 0,1 m/s cho đến 5 m/s. Vì thế khi xây dựng cần lựa chọn những đơn vị uy tín để đảm bảo được hiệu quả khi xây dựng nhà nuôi yến.

Tốc độ lưu thông gió trong nhà nuôi yến
Tốc độ lưu thông gió trong nhà nuôi yến

Kỹ thuật thông gió nhà yến là một việc làm rất quan trọng mà bất cứ hộ nuôi yến nào cũng cần phải quan tâm. Chim yến có lựa chọn nhà yến của bạn để cư trú lâu dài và làm tổ hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Hãy liên hệ với yến sào Bảo Quyên nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật, cách lắp đặt hay chi phí xây nhà yến 100m2. Với uy tín của một công ty yến sào hàng đầu tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những giải pháp nhà nuôi yến như mong muốn và đạt hiệu quả cao.

Liên hệ với yến sào Bảo Quyên:

 

  • Hotline: 0708444479 ( Mr Được)

 

 



You might like

About the Author: Dưỡng Da Mặt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *